Kỹ thuật sơn ô tô chuẩn mà bạn nên nắm rõ
Bước 1: Đánh giá vỏ ô tô cần sơn và tiến hành mài sơn cũ.
Chúng ta sử dụng máy mài lắp ráp giấy có độ nhám thích hợp để loại bỏ được lớp sơn cũ từ những vùng bị trầy xước cần sơn lại giúp cho việc sơn lót và matit được bám dính tốt nhất có thể. Nếu như xe của bạn có xuất hiện những vùng bị lồi lõm, móp méo sâu bên trong thì xe sẽ được gò lại bằng máy hàn rút tôn để tạo nên bề mặt phẳng tương đối theo đúng với form xe ban đầu của nhà sản xuất.
Bước 2: Sơn chống rỉ để bảo vệ vỏ thép cho xe.
Sử dụng sơn lót sơn chống rỉ giúp cho xe tránh bám dính hơi ẩm, giúp ngăn ngừa rỉ sét quay lại phá sơn từ bên trong. Đợi cho lớp sơn chống rỉ khô, hãy tiếp tục dùng máy lắp ráp giấy để tăng cường độ bám dính matit cho xe hoặc lớp sơn phủ bên ngoài xe.
Bước 3: Trả lại form xe chuẩn nhằm lấp đầy các vết xước, vết móp méo, lồi lõm bằng một lớp bả matit bên ngoài.
Lớp bả matit có khả năng lấp đầy bề mặt bị trầy xước, móp méo, lồi lõm, trả lại form xe chuẩn chính hãng vốn có của xe.
Tiếp theo là mài nhẵn để chuẩn bị bề mặt cho những bước tiếp theo.
Bước 4: Sơn lót phủ kín lên bề mặt của bả matit.
Sơn lót phủ một lớp sơn lên trên phần matit để không cho màu của lớp matit không bị lộ ra bên ngoài. Lớp phủ sơn lót này sẽ có tác dụng làm nền cho lớp sơn phủ ngoài được bóng đẹp, tạo độ sang trọng cho xe hơn.
Bước 5: Kỹ thuật pha màu sơn và phun sơn cho xe ô tô.
Có 2 cách pha sơn chủ yếu sau đây là: Sơn hai thành phần và sơn phủ bóng.
A – Sơn hai thành phần chính là loại sơn có pha với dầu bóng, và nó còn được gọi với các tên là loại 500, phù hợp sơn cho các loại xe màu trơn đen, trắng, đỏ.
B – Sơn phủ bóng là sơn một lớp màu, rồi mới sơn lớp dầu bóng lên, và được gọi là loại 600, loại sơn phù hợp cho tất cả các loại xe có thành phần màu hạt nhũ.
Bước 6: Bảo vệ cho những vùng không sơn trước khi sơn
Những vùng sơn còn tốt trên xe thì bạn cần phải bọc kỹ để cho sơn không làm bẩn khi tiến hành sơn ở những vị trí móp méo của xe. Đây là công đoạn không thể bỏ qua trong quy trình sơn xe được.
Bước 7: Sơn xe trong phòng sơn hấp sấy
Sau khi sơn xe xong, bạn cần sấy đúng thời gian với nhiệt độ đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật sơn xe của quốc tế. Quá trình sấy khô này cần phải được giám sát chặt chẽ và kỹ càng.
Bước 8: Toàn bộ vỏ xe ô tô cần được đánh bóng lại.
Sử dụng máy chuyên dụng để đánh bóng toàn bộ bề mặt thân của vỏ xe ô tô tạo nên vẻ đẹp sơn cho toàn xe. Người thợ kỹ thuật sẽ dùng những loại xi đánh bóng 3M, xi phá và xi dưỡng bề mặt sơn của xe trong từng công đoạn đánh bóng xe.
Chú ý: Để giữ được màu sơn của xe thật bền và luôn mới thì bạn cần:
– Tốt nhất là tránh xe đụng nước từ 12 đến 24 tiếng sau khi sơn.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bởi sơn xe chưa khô kiệt nên cần thời gian ổn định.
– Định kỳ đánh bóng xe ô tô 1 lần/1 năm để giúp cho màu sơn của xe và thân vỏ xe được bền đẹp hơn.
– Nên tham gia bảo hiểm xe ô tô ngay từ đầu khi mua xe mới, nhất là với những xe ô tô xịn sò, thuộc hạng sang, vì chi phí sơn lại cho chiếc xe khá lớn đấy. Bạn tham gia bảo hiểm cho toàn bộ chiếc xe sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí lớn khi sơn lại xe đấy nhé.